5 biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi trời trở lạnh

Suckhoedoisong.vn - Sang tháng 11, dù thời tiết chưa hoàn toàn lạnh suốt cả ngày, nhưng nhiệt độ ban đêm và sáng sớm đã hạ thấp. Nhiều người đi làm vào sáng sớm hoặc tập thể dục đã phải mặc áo ấm. Nếu là người có bệnh tim mạch, cần cảnh giác với nguy cơ đột quỵ.
 

Vì sao nhiệt độ lạnh lại nguy hiểm đối với tim và não?

Khi ở trong môi trường lạnh, cơ thể chúng ta có những điều chỉnh sinh lý nhất định để duy trì ổn định nhiệt độ cơ thể. Những điều chỉnh bình thường này có thể là một thách thức đối với những người bị bệnh tim mạch hay đột quỵ. Nhiệt độ lạnh có thể khiến cho: Nhịp tim tăng lên, làm tăng huyết áp, bắt trái tim của bạn làm việc cật lực hơn đáng kể. Nhiệt độ thấp cũng làm tăng khuynh hướng đông máu trong lòng mạch.

Hậu quả tai hại của thời tiết lạnh lên bệnh tim mạch và đột quỵ

Đối với những người đang bị bệnh mạch vành, nhiệt độ thấp có thể gây ra các đợt thiếu máu cục bộ ở tim do cơ tim bị thiếu oxy, gây các cơn đau thắt ngực hoặc thậm chí cơn đau tim cấp.

Đối với những người bị suy tim, nhiệt độ môi trường giảm nhanh chóng có thể làm các triệu chứng đang tạm ổn lại đột ngột xấu đi, tăng nguy cơ nhập viện và thậm chí tăng nguy cơ tử vong.

Đối với những người bị tăng huyết áp, nhiệt độ môi trường giảm nhanh chóng có thể làm huyết áp tăng lên, dễ gây ra các biến chứng tim mạch và hình thành đột quỵ.


Thời tiết giao mùa nóng lạnh thất thường, người cao tuổi, người bệnh tim mạch cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ.

 

Cách dự phòng thời tiết lạnh cho những người bị bệnh tim mạch

Đối với bất kỳ ai bị bệnh tim mạch, khi trời trở lạnh cần phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt. May mắn, những biện pháp phòng ngừa khá đơn giản và mọi người có thể dễ dàng thực hiện.

Hạn chế tiếp xúc với lạnh: Hạn chế thời gian ở ngoài trời lạnh, và nếu bạn ra ngoài, hãy mặc ấm, nhiều lớp, che đầu và tay, đi tất và giày ấm.

Đừng cố gắng hoạt động quá sức: Không hoạt động quá gắng sức trong thời tiết lạnh. Ngay việc đi bộ nhanh hơn bình thường gặp khi gió lạnh thổi vào mặt và cơ thể cũng đã là gắng sức. Chỉ ở ngoài trời lạnh thôi cũng thúc đẩy cơ thể chúng ta phải gắng sức hơn bình thường nhằm giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.

Đừng để cơ thể trở nên quá nóng: Mặc quần áo ấm sau đó tham gia hoạt động thể chất có thể dẫn đến cơ thể bị nóng bức. Ngược lại với lạnh, quá nóng sẽ làm cho các mạch máu đột ngột giãn ra và có thể dẫn đến hạ huyết áp ở một người bị bệnh tim mạch. Nếu bạn hoạt động ngoài trời lạnh và thấy mình đổ mồ hôi, như vậy bạn đang bị quá nóng và không ổn. Nếu bạn bị bệnh tim mạch, hãy coi đây là dấu hiệu nguy hiểm. Hãy dừng việc bạn đang làm và vào ngay trong nhà.

Không nên mặc quá ấm lúc tập thể dục trong thời tiết lạnh.

Tiêm phòng cúm: Mùa thu đông cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm do độ ẩm thấp trong thời tiết lạnh và hệ thống giữ ấm trong nhà không đủ. Bệnh cúm có khả năng nguy hiểm đối với bất kỳ ai đang bị bệnh tim mạch. Bạn cần tiêm phòng vắc-xin cúm trước mỗi mùa lạnh tới. Và nếu bạn cảm thấy mình phát triển các triệu chứng của bệnh cúm, hãy can thiệp điều trị ngay.

Không uống rượu: Tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời. Vì rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, khiến bạn cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng của bạn.

Nếu bạn bị bệnh tim mạch hay đột quỵ cũ, nhiệt độ lạnh có thể nguy hiểm hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. Luôn nhớ đảm bảo rằng bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường có thể giảm nguy cơ nếu bạn ở trong môi trường lạnh.

 

TS.BS. Lê Thanh Hải
 

Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, phòng ngừa đột quỵ vô cùng cần thiết đối với mọi người, đặc biệt người cao tuổi và mắc bệnh các bệnh nguy cơ như huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, ... Hãy có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thường xuyên, giữ ấm cơ thể, sử dụng sản phẩm hỗ trợ giúp lưu thông máu huyết, ngăn chặn hình thành cục máu đông - nguyên nhân chính gây đột quỵ.

Bonaobido - Dược Bình Đông giúp hoạt huyết, dưỡng não, lưu thông máu huyết. Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình như: hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ. 

 


Bonaobido - Dược Bình Đông ngăn ngừa tình trạng đột quỵ.

 

Lý do cần sử dụng Bonaobido?

Bổ não Bonaobido là sự kết hợp giữa bài thuốc cổ truyền và công nghệ hiện đại để bào chế và sản xuất, nên có thể giúp hoạt huyết dưỡng não, điều trị rối loạn tiền đình. Sản phẩm này còn rất tiện dụng và có thể mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.

#duocbinhdong #bidophar #bonaobido #dotquy #thieumaunao #thieuoxynao #nguoicaotuoi #timmach #huyetap #momau #beophi #phongbenh #suygiamtrinho

 
 
Các tin liên quan
Với phương châm “Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết”, Dược Bình Đông cam kết luôn tạo ra các sản phẩm thiên nhiên tinh khiết nhất nhằm phục vụ sức khỏe cộng đồng”.
2020-08-10

Theo Suckhoedoisong.vn - ngày 19/08/2020, Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. Trước tình hình đại dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng khuyến cáo thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn là biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả giúp hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh.
2020-08-20

Theo Suckhoedoisong.vn - Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với COVID-19, đều có triệu chứng như sốt ho, khó thở, ớn lạnh, mệt nhức mỏi...
2020-09-03

Suckhoedoisong.vn - Thời tiết cả nước đang trong giai đoạn giao mùa, khí hậu thất thường, lúc nắng khi mưa, nhiều tỉnh đang chìm trong bão lũ. Thời điểm này nhiều người dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng làm việc, học tập. Một số món ăn bài thuốc dân gian sẽ là lựa chọn cần thiết giúp mọi người phòng và trị bệnh đường hô hấp hiệu quả.
2020-10-23

Suckhoedoisong.vn - Người cao tuổi (NCT) vốn có sức đề kháng kém, lại sẵn có một vài bệnh mạn tính, vậy nên cùng với sự tác động của thời tiết lúc giao mùa nóng lạnh, mưa nắng thất thường, họ rất dễ ốm. Dưới đây là những bệnh mà NCT dễ mắc lúc giao mùa
2020-11-25

Suckhoedoisong.vn - Thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường, lạnh... là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ các bậc phụ huỵnh cần đặc biệt lưu tâm đến những vấn đề sau để phòng tránh cũng như hạn chế mắc bệnh cho trẻ.
2020-11-27